Trang GIA PHẢ

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

LÒNG MẸ...!!!


Mẹ tôi đó...!!!
Người phụ nữ giữa đồng, trời sẫm tối
Vẫn mải mê nhặt từng cọng lúa thừa
Lo đàn con có hai bữa chiều, trưa
Mẹ tôi đó, một đời nghèo lam lũ

Con nước lên, cùng mái chèo, xuồng cũ
Thả sông dài, cắt ngọn lục bình non
Nuôi bầy heo cho mau lớn, mập tròn
Ba bữa Tết mua con quần áo mới

Con nước xuống, giữa bùn đen bèo nổi
Cố bới tìm từng con cá, con tôm
Để bữa ăn không chỉ nước chan cơm
Và đám trẻ không gầy gò, đau yếu

Mẹ tôi đó, dù gian nan túng thiếu
Vẫn nụ cười tươi như nhánh hoàng lan
Trái tim người tàng trữ một kho tàng
Đầy thương mến, hy sinh và độ lượng

Cảm ơn Mẹ, một tấm lòng cao thượng
Giờ đây con được vài chữ trong người
Làm bài thơ vinh danh Mẹ tuyệt vời
Bằng tất cả tâm hồn con thành kính

MÙNG 7 TẾT KHAI HẠ TẠI MIỂU HỌ NGUYỄN


Theo thông lệ hàng năm tại miếu họ Nguyễn thuộc ấp Bàu Tròn, Xã nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn văn Minh là cháu nội đời thứ Tư của Ông Sơ tổ tiên Nguyễn văn Kiệt cứ vào lúc 6g sáng ngày mùng 7 Tết tổ chức cúng lễ Tết Khai hạ hay còn gọi là Lễ Hạ nêu, tất cả những bà còn trong Họ, trong làng ai có tấm lòng tưởng nhớ đến Ông bà Tổ tiên mỗi người ai có gì cúng nấy thường thì mỗi gia đình luột một con gà, hoặc con cháu nào làm ăn thành đạt thì cúng heo quay mang đến tạ ơn Ông Bà cầu chúc cho năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, con cháu học hành tấn tới...sau đó bày ra tại chổ ăn nhậu say sưa mới về...đây là tục lệ được giòng họ Nguyễn duy trì từ khi Ông Sơ Tổ tiên Nguyễn văn Kiệt về đây khai khẩn đất hoang lập nghề nông nghiệp trồng lúa nước đến nay, mong rằng con cháu tiếp tục duy trì và phát triển

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Những Lễ Tết Việt Nam

Lê-Ngọc Châu

Lời mở đầu: Nói đến Tết Việt Nam thì có rất nhiều bậc thức giả, trưởng thượng hiểu rõ nguồn cội, phong tục Tết hơn người sưu tầm. Thêm vào đó vì là một bài tóm lược nên không tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả hoan hỉ cho cũng như trân trọng đón nhận sự chỉ giáo của quý vị.

Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

* Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?


Theo Nguyễn Đình Khang, nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu ...

Dựa theo tài liệu sưu tầm trên Internet và của trang Web Hà Phương Hoài, chúng tôi lần lượt giới thiệu tóm lược những cái Tết trong năm nói trên:

* Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng)

Người giàu khai hạ, tớ khai bị
Hết rượu cho nên mới ngủ khì (Vô danh)

Tết Khai Hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày Xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào Gà, mồng Hai: Chó, mồng Ba: Lợn, mồng Bốn: Dê, mồng Năm: Trâu, mồng Sáu: Ngựa, mồng bảy: Người, mồng Tám: Lúa.

Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành. Mồng bảy hạ cây nêu để "bế mạc" Tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.

* Tết Rằm tháng giêng (Tết Thượng Nguyên)

"Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, là Tết rằm tháng giêng hay Tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.

* Tết Hàn Thực (Mồng ba tháng ba)

Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc Tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân - Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ ở ẩn trong núi Điền Sơn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới Tử Thôi đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.

Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn Tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.

* Tiết Thanh Minh (Mồng chín tháng ba)

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Nguyễn Du

Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.

* Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5

Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ:

Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai Lễ Tết đó.

* Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy)

Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt
Toát hơi mây lạnh buốt xương khô Nguyễn Du

Tết rằm tháng bảy có tên khác là Tết Trung Nguyên, người xưa gọi là ngày "xá tội vong nhân". Do đó vào ngày này, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.

* Tết Trung Thu (Rằm tháng tám)

Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là "thưởng nguyệt". Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác. Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao .... và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sư tử, xem đèn kéo quân.

* Tết Trùng Cửu (Mồng chín tháng chín)

Tết này có nguồn gốc ở Trung Quốc, ra đời vào thời kỳ thịnh hành của đạo Lão. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn Cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn Cảnh thì vẹn nguyên.
Thời kỳ Lý - Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

* Tết Trùng Thập (Mồng mười tháng mời)

Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. Ở nông thôn gọi là Tết Cơm Mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.

* Tết ông Táo (Tết hai mươi ba tháng chạp)

Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. Người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. Người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.

Ca dao cổ có câu:

Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà.

Theo tích ấy, vào ngày 23 tháng chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con ... Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có .... quần.

Bởi vậy mới có bài thơ vui:

Hăm ba ông táo dạo chơi xuân
Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
Thượng đế hỏi rằng sao chướng vậy
Tâu rằng: Hạ giới nó duy tân.

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế cho nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Và sau cùng, chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả ý nghĩa Tết Nguyên Đán và những nét đặc thù của ngày Lễ Tết này:

* Tết Nguyên Đán

Ngày Tết ở đây tức là nói tắt Lễ Tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm), còn gọi là Tết Cả vì thế to nhất.
Các Lễ Tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Còn Lễ Tết Nguyên Đán thì khắp nơi trong cả nước, từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.

Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi Tết đến cũng mong muốn tha thiết được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày Tết. Tết Việt Nam là ngày nhớ nhau, ngày hội đoàn tụ, đoàn viên ấm cúng.

* Ngày Tết có những phong tục gì?

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển:

Tống cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở là không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc Tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc. Nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết biếu quà, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu v..v…

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... Ngày Tết cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm ….

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết cũng vì sự tích này.

Trên đây là điểm qua mười một lễ Tết trong năm.

Cũng có rất nhiều vần thơ ”trào phúng” liên quan đến Tết Nguyên Đán. Tôi từng nghe quý cụ nói "mỗi người Việt là một thi sĩ". Thật vậy, người Việt Nam chúng ta hầu như ai cũng có tâm hồn thi sĩ, không nhiều thì ít và chuyện gì cũng làm thơ được, đặc biệt cho ngày Tết thì vô số ... nhưng tôi chỉ giới thiệu với quý đọc giả vài bài tiêu biểu:

* Năm hết Tết đến, bài thơ sau đây phản ảnh rõ nét những chuyện xảy ra trong năm:

Một năm chia mười hai kỳ
Thiếp ngồi thiếp tính làm gì chẳng ra
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai rõi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng ba đi bán vải thâm
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.
Tháng sáu em đi buôn chè
Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô.
Chín mười cắt rạ đồng mùa
Một chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn, rồi anh lại nằm.
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền
Gạo bồ thóc đống, còn phiền nỗi chi!

* Mượn Tết để làm bài thơ tả tình, tả chân về người đàn bà

“Đàn bà như hạt mưa sa, mưa đâu mát đấy ….” như bài thơ kế tiếp thì “quá tuyệt”:

Tháng giêng là tiết mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Đàn bà như hạt mưa sa
Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn.
Tháng năm, tháng sáu mưa trận mưa cơn
Bước sang tháng bảy rập rờn mưa ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần....

* Cuối cùng, bài thơ ngắn sau đây cho ta thấy hạnh phúc, quan hệ vợ chồng rất quan trọng…

Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Ai ơi cùng vợ cùng chồng
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay!

2012 là Năm Con Rồng. Để kết thúc bài giới thiệu tổng quát về Tết, như là một hình thức "Tống Cựu Nghinh Tân" (tiễn đưa năm Tân Mão, chào đón Nhâm Thìn) người viết xin được trích dẫn vài câu ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian.

Thay cho lời tỏ tình một cách khéo léo, người đời đã mượn "Rồng" làm cảnh:

Tình cờ đó lại gặp đây,
Như cá gặp nước như mây gặp rồng

Hay phản ảnh sự trêu ghẹo lãng mạn của đàn ông :

Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi
Gặp nhau hỏi thiệt, em có thương tui nói liền ?

Diễn tả nỗi mơ ước thầm kín của người phụ nữ:

Thiếp như cá ở biển đông
Chờ khi nước cạn hóa rồng lên mây
Phải chi anh có phép thần thông
Ngăn mây cưỡi gió, bắt rồng cưỡi chơi !

hoặc để ví von "sự quan hệ giữa vợ chồng":

Vợ có chồng như Rồng có mây
Chồng có vợ như cây có rừng!

(Nam Đức_Cuối Năm Tân Mão 2011)

* Tài liệu tham khảo:
- Ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian.
- Internet, Trang Web Hà Phương Hoài

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Giữ Gìn Sức Khỏe - một cách đơn giản

NguyễnĐức Trọng & Thanh Đan
Lưu Ý: Bài viết này chỉ là một sự chia xẻ thực hành qua kinh nghiệm hàng ngày, cũng như lề lối suy luận bình thường. Xin các bạn làm ơn thảo luận với y sĩ gia đình về cách tập thể dục, thay đổi lề lối ăn uống, thanh lọc cơ thể, v.v...
Trongđời sống thường nhật, nhất là ở các xã hội đã và đang phát triển, con người chúng ta ai nấy đều tất bật từ sáng đến tối. Ai nấy vừa mở mắt ra là hối hả chạy đến sở làm, ai may lắm thì có thời gian ăn sáng ở nhà, hoặc vội vàng kiếm một chút gì ăn đở đói. Buổi trưa thì gặm tạm vài miếng bánh mì, hoặc một chút cơm thừa của buổi tối hôm qua. Về đến nhà đã mệt ngất ngư lại phải lăn vào bếp "chiến đấu" đểcó cơm nóng, canh sốt cho gia đình. Giây phút được nghỉ ngơi có lẻ là phải sau 9 giờ tối. Mà thật sự có được nghỉ đâu, vì đầu óc chúng ta lại bận rộn cho tin tức thế giới, các chương trình truyền hình, phim bộ, ...đó là chưa kể việc lên NET cãi nhau với bạn bè vì ba cái chuyện không đâu!
Vì lúc còn trẻ hay bệnh hoạn, tôi tiếp xúc với thuốc men hơi nhiều, cũng như tự đọc sách, quan sát chung quanh để rút kinh nghiệm, tất cả chỉ nhằm tìm được phương sách tốt nhất - dễ dàng áp dụng, ít tốn tiền, ít tốn thời gian, mà lại mang nhiều hiệu quả trong việc trị bịnh cho mình, hoặc ngăn ngừa bệnh tật phát sinh. Cho nên hầu hết các bài viết của tôi là đến từsự thực hành trên bản thân, hoặc qua sự quan sát áp dụng của bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, cũng có chuyện không vừa ý nơi bạn bè. Đó là các bài viết của tôi dài quá, in vừa tốn giấy, vừa mất công đọc, các bài tập thể dục cũng khá nhiều động tác, v.v. Mấy ông bạn của tôi "chưa già mà đã làm biếng" yêu cầu tôi rút gọn lại, viết từ 1 đến 2 trang và phải bao gồm mọi thứ từ cách ăn uống, cho đến phương pháp thể dục gọn và nhẹ, chỉ từmột đến hai thế nhằm hổ trợ trong việc giữ gìn sức khỏe, ngừa bệnh. Ăn uống cũng phải đơn giản, dễ làm, ít tốn, v.v. Nhất là trong thời buổi "gạo châu củi quế", thất nghiệp tràn lan như hiện nay.
Muốn giữ gìn sức khỏe cho tốt và giản dị, tựu trung có 4 vấn đề phải lưu tâm
1. Năng Tập THỂ DỤC
Chuyện bắt cơ thể vận động hàng ngày là điều ưu tiên trong việc bảo toàn sức khỏe. Ngoài chuyện giúp hình dáng thon thả, tập thểdục còn giúp cho cơ thể chúng ta hấp thụ chất bổ từ thức ăn, thức uống, giúp việc bài tiết chất cặn bã dễ dàng, và hay hơn nữa là giúp chúng ta sức chịu đựng với bệnh tật để có thể hồi phục nhanh chóng, cũng như phòng ngừa những tình trạng quá mức như chuyện nghẹt máu có thể xãy ra như kích tim, tai biến mạch máu não, tay chân bị tê nhức, v.v.
Ngoài các phương pháp thể dục dài thòng mà các bạn than phiền, tôi xin đề nghị vài cách rất giản dị mà ai cũng biết nhưng có lẻ không để ý. Đó là:
-đi bộ: nếu chỉ đi bộ không thôi, mỗi ngày nên đi chừng 60 phút - 20 phút đầu đi chậm, 20 phút sau đi thật nhanh cho nóng người và ra mồ hôi càng tốt, 20 phút cuối thì đi chậm lại thở cho điều hòa. Tốt nhất vẫn là đi bộ ngoài trời, nhớ mặc quần áo cho đủ ấm.
-lắc vòng HOOLA HOOP: sáng lắc 2000 vòng (mất chừng 30 phút) và chiều tối sau bữaăn 3 tiếng lắc 1000 vòng.
-lậy TRỜI ĐẤT / TỔ TIÊN: đứng trước bàn thờ TỔ TIÊN, PHẬT, CHÚA trong nhà mà lễlạy ngày hai lần, mỗi lần 100 cái. Cần làm cho từ tốn, giữ lưng cho thẳng, đứng và lễ xuống, và phải úp sát người xuốngđất.
2. Uống NƯỚC Đầy Đủ
Chỉcần uống nước cho đầy đủ, thì chúng ta đã có thể lướt qua rất nhiều vấn đề nhưgiải độc cho cơ thể, việc bài tiết sẽ nhẹ nhàng, có được làn da đẹp, v.v... Nhiều người thắc mắc biết sao là đủ. Đại khái là lấy số cân, tính bằng POUND, chia hai, sẽ ra số lượng OUNCE nước cần uống hàng ngày cho cơ thể (1 pound # 454gr, và 1 ounce # 30ml). Cách uống hay nhất là uống 1/2 lượng nước cần thiết hàng ngày vào lúc tập thể dục buổi sáng, và 1/2 còn lại trong ngày. Lấy ví dụ người nặng 140 pounds (63 kg), 140 chia 2 thì ra 70 ounces nước cần uống, tức 2.1 lít.
3. Không ĂN Quá Nhiều
Cơthể của chúng ta tương tự như mọi cơ quan vận hành, nhiều quá cũng không hay, thiếu cũng không xong, chỉ có vừa phải, trung bình, hay quân bằng là hay nhất. Chúng ta nên ăn VỪA ĐỦ, ÍT ĐƯỜNG, ÍT MUỐI, ÍT MỠ.
Chúng ta nên ăn nhiều vào bữa ăn sáng, vừa phải cho bữa ăn trưa, và ít nhất vào bữa ăn tối. Lý do cần ăn sáng nhiều vì cơ thể cần năng lượng để làm việc suốt ngày. Bữa ăn tối ít nhất vì cơ thể cần nghỉ ngơi sau một ngày dài quần quật với đời sống. Nếu chúng ta ăn tối quá nhiều, vừa khó ngủ, lại vừa dễ trở nên béo phì.

năn nhiều RAU TRÁI hơn là thịt cá, các thức ăn làm nên từ bột như bánh mì, bánh ngọt, v.v. Lý tưởng nhất là thực phẩm hàng ngày bao gồm 30-40% tạo ra Acid, 60-70% tạo ra Kềm. Các bạn vào Internet cứ đánh chữ Acid Foods hoặc Alkaline Foods thì sẽ tìm được bảng liệt kê đầy đủ.
Tính của tôi rất ư là làm biếng, làm chi cũng muốn có nhiều hiệu quả, mà lại không thích mất quá nhiều thời giờ. Trong việcăn uống cũng thế, để tiết kiệm thời gian trong việc chợ búa và nấu ăn, tôi đã nghĩ cách nấu vài món ăn đầy đủ chất bổ, dễ nấu ai làm cũng được, nhanh gọn, và cũng khá ngon với khẩu vị của tôi. Sau đây là vài món làm quà gợi ý các bạn.
-Cháo Gạo Lức và 5 thứ đậu/hạt: 1 1/2 Cup Gạo Lức, 1/3 đến 1/2 Cup từ 5 đến 10 loại đậu / hạt như Bo Bo, Kê, Quinoa, Đậu Đỏ, Đậu Đen, Đậu Trắng, Đậu Nành, Đậu Váng, Đậu Ngự, Hạt Sen, Đậu Phọng cả vỏ, Hạt Hạnh Nhân xắt mỏng, Kidney Bean, v.v. Tất cả cho vào lượt rửa sạch, ngâm chừng 3 giờ, sau đó cho vào nồi Slow Cooker, thêm 3 hay 4 lít nước tùy thích, và nấu ở độ Low qua đêm. Đến sáng là xong, để nguội và chia ra làm nhiều phần ăn sáng. Ăn khá ngon và tùy khẩu vị, các bạn có thể ăn chung với nho khô, Apricot khô, dưa món, chà bông, cá kho, v.v... Một tô như vậy buổi sáng là đủ năng lượng làm việc trong ngày.
-Rau Xanh: luộc sơ Broccoli, rồi ăn chung với Rau Diếp (lettuce) và Rau Dền (Spinach). Thêm Sauce tùy thích.
-Canh ăn tối: dùng 7, 8 thứ rau khác nhau nấu chung như cà rốt, khoai tây, bắp cải, bông cải, tỏi tây, hành tây, củ dền, lá cải xanh (kale), bắp, bông cải, v.v. Hầm xong thì chia ra cất tủ lạnh ăn dần. Ai thích ăn thêm đậu hủ, cá, thịt thì cứ nêm và xào riêng bên ngoài, cho súp nóng này lên trên là có một tô canh ngon lành tùy khẩu vị.
-Lẩu: dùng nước canh trên để làm nước lèo món lẩu. Thêm chút đường phèn hoặc 1 lon nước cốt gà cho ngọt, nếu muốn. Nhúng với rau xà-lách-son (cresson) hay cải cúc (tần ô) thì hết xẩy!
-Nước chấm gỏi cuốn: 1 muỗng tương Miso loại nhạt (low Sodium), 2 muỗng Almond Butter, thêm nước và đun sôi. Pha đậm hay loãng, và nêm nếm tùy thích. Cất trong tủ lạnh ăn dần. Làm gỏi cuốn, ai không thích tôm thịt thì dùng đậu hủ mà thay, ăn vẫn ngon như thường.
4. Thoải Mái NGHỈ NGƠI
Sống trong xã hội cạnh tranh, ai cũng phải chạy đua với thời gian. Khi có được giờ phút nào rảnh rang, chúng ta nên nắm bắt lấy nó mà nghỉ xã hơi cho thật thoải mái. Thả bộ thưởng thức thiên nhiên cây xanh an lành, hay năm mười phút nhắm mắt ngã lưng buông bỏ mọi thứ, buổi tối hay tảng sáng ngồi Thiền đều là điều hay nên làm.
Chuyệnđã xãy ra rồi, bạn có làm gì cũng không thay đổi được. Chuyện tương lai, chúng ta chỉ biết làm hết sức, còn ra sao thì để Trời Đất lo.


Đinh luật "SINH LÃO BỆNH TỬ" không chừa một ai, nên không có chi mà quá âu lo chuyện sẽ chết. Bệnh tật là chuyện hiển nhiên để tiến đến cái chết. Biết lo cho Cơ Thể của mình khỏe mạnh thì có thể sử dụng nó lâu hơn, ít làm cho mình đau đớn và âu lo. Không những chỉ riêng cho bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến mọi người chung quanh. Chỉ riêng mình bệnh, cảnhà đều lo và bận rộn.
Vài hàng chia xẻ cùng các bạn, kính chúc tất cả nhiều sức khỏe và bình an.
NguyễnĐức Trọng & Thanh Đan

TRỊ TUYỆT CHOLESTEROL KHỎI CẦN UỐNG THUỐC

1-Ở đâu:
Vào chợ Mỹ WalMart hay chợ Rogers trong các tủ kiếng giữ hơi lạnh.
Tim cá Orange Roughy nằnm trong bịch nylon Mỗi bịch khoảng 1 pounds.
Rửa sạch ,ướp với xì dầu,hành tỏi,tiêu...
Sau đó hấp chín.Lấy cá ra cuốn với bánh tráng,rau sống,chấm nước mắm chua ngọt dễ ăn.Sau mỗi lần ăn xong ,phải ăn thêm một trái táo đỏ tím.

Sáng hôm sau đi cầu,nhớ xem lại bồn cầu tiêu sẽ thấy kết quả.
Để chữa bệnh Mở trong máu(Cholesterol) phải ăn như sau:
-Tháng đầu ăn hai lần cứ hai tuần một lần.
-Tháng thứ ba hay thứ tư,mỗi tháng ăn một lần.
Sau đó cứ mỗi 4 tháng ăn một lần và đi thử máu lại để biết mình đã khỏi bệnh hay chưa...

Những người không có bệnh,ba hoặc 4 tháng cũng nên ăn một lần để tẩy sạch những cặn bã,chất độc còn bám vào bao tử ,thành ruột...Là nguyên nhân gây ra nhiều thứ bệnh khác.

Đặc biệt cá Orange Roughy là món quà thiên nhiên mà Tạo Hóa ban cho con người.Ước mong trong tương lai các nhà khoa học sẽ nghiên cứu đầy đủ về sự hữu ích khi ăn loại cá này.

2-Ghi chú:
Cá Orange Roughy sống ở biển lạnh,tối,độ sâu từ 800 đến 1500 mét.
Năm 1889,người ta tìm ra loại cá này.Chúng sống ở vùng biển New Zealand -Australia.
Chúng lớn rất chậm nhưng sống lâu tới 150 năm .
Cá đẻ trứng bắt đầu vào lúc 25 đến 30 năm tuổi!
Mùa đánh bắt loại cá này từ tháng 6 đến tháng 9.
Phần lớn cá đánh bắt được chỉ dài được 3ocm đến 40 Cm và nặng từ 0kg900 tới 1kg900.
Con lớn nhất cũng chỉ dài đến 50 cm và nặng 3kg6.
Thịt cá săn chắc,màu trắng.
Phải dùng kỹ thuật cao để bắt được chúng,vì cá lớn rất chậm,nên hiện nay người ta ấn định mức đánh bắt hằng năm vào khoảng 16,700 tấn.Cá thường bán dưới dạng filleto73 các chợ Albertson-Costco-WalMart-Rogers giá tiến khoảng $7.00/pound.
Chúc anh và quý vị chóng lành bệnh.
Viết theo tài liệu của một văn phòng bác sĩ San Diego tháng 12/2002.

William Shakespeare và Y học

Một bác sĩ hưu trí và một học giả tin rằng việc đọc văn chương của văn hào William Shakespeare ccó thể giúp các thầy thuốc một tầm nhìn mới về mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật.
BS Kenneth Heaton nói rằng nhiều bác sĩ không liên kết các vấn đề tâm lý với các bệnh lý – và cho rằng “kịch bản” có thể giúp họ làm được điều đó.
Ông liệt kê hàng chục ví dụ mà văn hào Shakespeare đã mô tả các triệu chứng này trong các tác phẩm của ông. Ông nói: “Người ta có thể trở thành các bác sĩ giỏi hơn bằng cách nghiên cứu Shakespeare”.
Trong khi các trường y dược truyền thống không đào tạo quá xa với khoa học chẩn đoán và điều trị, vẫn có sự quan tâm nhiều trong những năm qua đối với các khóa học về nghệ thuật liên quan sức khỏe, lịch sử hoặc văn chương là một phần trong chương trình giảng dạy.
BS chuyên khoa dạ dày và ruột Heaton, ở Bắc Somerset, đã nghiên cứu Shakespeare sau khi ông nghỉ hưu, ông tin rằng viễn cảnh rộng lớn có thể làm cho dễ hiểu hơn về quan điểm và nhu cầu của bệnh nhân, nhất là về đa khoa.
Nghiên cứu mới nhất của ông, được công bố trên tạp chí y khoa Medical Humanities, tập trung vào các triệu chứng thật như choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu, và khó nghe, sinh ra bởi trầm cảm tiềm ẩn, đôi khi có thể khiến bác sĩ lầm lẫn là họ không có triệu chứng thể lý rõ ràng.
BS Heaton nói thêm: “Bệnh tâm lý thường xuyên ở văn hào Shakespeare nên coi là dấu hiệu không chỉ về phương pháp nhận biết thể lý (body-conscious approach), mà còn là quan trọng đối với bác sĩ”.
Các ví dụ đáng kể gồm sự mệt mỏi của Hamlet, buồn khổ vì người cha bị giết, luôn than phiền về tình trạng “mệt mỏi, chán nản, uể oải và vô vị”, và những cơn nhức đầu của Othello vì bị vợ cắm sừng.
Trong tác phẩm King Lear, khi Gloucester muốn tự tử, con trai ông là Edgar chú ý rằng “các cảm giác của ông phát triển không hoàn toàn” vì sự mỏi mệt cả tinh thần lẫn thể xác.
Trong tác phẩm Romeo và Juliet, cảm giác lạnh nhạt và nhu nhược được dùng để chuyển tải những cú sốc. Tóm lại, BS Heaton đã phát hiện ít nhất 43 cách ám chỉ các vấn đề thể lý do bị căng thẳng tâm lý trong các tác phẩm của Shakespeare – rất nhiều hơn so với các tác giả khác cùng thời.
Ông nói rằng sự miễn cưỡng của các bác sĩ ngày nay đổ lỗi của các triệu chứng thể lý cho sự rối loạn cảm xúc có thể do chẩn đoán muộn, và không cần xét nghiệm và chữa trị.
BS Heaton nói: “Shakespeare có một tầm nhìn khác thường về tâm lý con người, mở rộng tới các hệ quả cảm xúc đối với cơ thể. Một số trường y dược có nhiều cách dạy, nhưng nhiều bác sĩ vẫn có thể học điều gì đó từ văn hào Shakespeare”.
BS Paul Lazarus, nhà giáo dục về bệnh lý tại ĐH Leicester, là một trong những người khuyên nên mở rộng chương trình giảng dạy ở các trường y dược, có thể bao gồm các môn như lịch sử y học, cách miêu tả của nó trong văn chương và nghệ thuật, và thậm chí là khoa kiến trúc bệnh viện.
Ông nói: “Dù không dành cho hết mọi người, nó vẫn khả dĩ giúp các sinh viên có thể thấy các vấn đề từ viễn cảnh rộng lớn hơn”.

42 CÔNG DỤNG CỦA GIẤM

1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò 4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe. 5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch. 6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần. 7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà. 8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt đểgiảm đau và ngứa.10. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.15. Trị viêm xoang và viêm phế quản:hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt. 19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất.31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn. 35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải.40. Giữ hoa tươi lâu:hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa 42. Làm sảng khoái tinh thần:cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.