Trang GIA PHẢ

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tỷ phú bán nem ở Thái lan


Vừa đặt chân đến tỉnh Nongkhai ở Đông Bắc Thái Lan, anh bạn hướng dẫn viên du lịch đã đề nghị chúng tôi nếm thử món nem nướng nức tiếng của bà chủ người Việt, món ăn có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan.

Bà Lương Thị Vỵ với món “namnuang”nổi tiếng. Ảnh: SGTT
Ngồi trước mặt chúng tôi là bà lão gần 80 tuổi, tóc trắng như cước, nụ cười hiền hậu và vẫn giữ được giọng Việt chuẩn. Đó là bà Lương Thị Vỵ, chủ nhà hàng Daeng Namnuang nổi tiếng ở Nongkhai. Bà kể, ngày ấy cô bé Vỵ quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng cha mẹ đặt chân đến đất Thái khi mới 13 tuổi. Hành trang gia đình đem theo là cách nấu một số món Huế như bún, nem lụi, bánh cuốn... Ngày ngày cha mẹ cô dậy từ sáng sớm để chuẩn bị rồi rong ruổi trên khắp các nẻo đường của Nongkhai bán cho người Thái.
Cuộc sống đầy cơ cực nhưng niềm vui luôn tràn ngập trong ngôi nhà bé nhỏ nằm nép mình bên dòng Mekong. Niềm vui tồn tại không được bao lâu thì cha mẹ lần lượt qua đời, để cô bé Vỵ đang vào tuổi thiếu nữ bơ vơ giữa xứ lạ. Từ ấy, Vỵ phải bươn chải một mình giữa dòng đời để kiếm sống.
Ở tuổi dễ sa ngã khi không có nơi bấu víu, thay vì sống dựa vào người khác để an nhàn thì bà chọn cuộc sống vất vả với gánh hàng ăn nhưng tâm hồn được thư thái. Với "gia tài" là gánh bún chả, nem nướng mà cha mẹ để lại, ngày ngày bà quảy gánh mưu sinh.
Nhận thấy người Thái đặc biệt ưa thích món nem nướng Việt, hàng ngày bà ghi nhớ yêu cầu của khách rồi mày mò sáng chế sáu món nem nướng phù hợp khẩu vị người Thái. Bà tìm tòi thêm các loại rau, pha chế gia vị, nước chấm cho hợp với người bản xứ. Gánh hàng rong của cô thiếu nữ Vỵ ngày càng đông khách và trở nên nổi tiếng. Thay vì phải rong ruổi khắp các nẻo đường, gánh nem bà Vỵ chỉ cần đặt một chỗ cố định đã nườm nượp khách.
Cô thiếu nữ Lương Thị Vỵ tần tảo, khéo léo, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng người Việt bấy giờ ở tỉnh Nongkhai. Nhiều chàng trai Việt kiều và cả dân bản địa đem lòng yêu mến cô. Trong số ấy, bà chọn trao gửi trái tim mình cho ông Hồ Văn Tuân, một chàng trai hiền lành cũng là người Thừa Thiên – Huế.
Sau khi kết hôn, hàng nem nướng của bà Vỵ càng đắt khách và cần thêm người phụ giúp, ông Tuân tự nguyện từ bỏ công việc công nhân để phụ giúp vợ. Chính ông đã đi qua nhiều ngả đường của Nongkhai để tìm ra vị trí ưng ý mở một quán nem nướng nhỏ cho vợ có chỗ bán ổn định.
Với tài nghệ của bà Vỵ kết hợp khả năng điều hành của ông Tuân, từ một gánh hàng nhỏ rồi một gian quán nhỏ, vợ chồng bà Vỵ mở được nhà hàng sang trọng với quy mô hàng ngàn mét vuông, kèm theo một nhà hàng nổi trên sông Mekong với tên gọi Daeng Namnuang, mỗi ngày phục vụ hàng ngàn lượt khách Thái và du khách quốc tế đến thưởng thức món nem nướng Việt.
Đến nay, thương hiệu này đã được gia đình bà Vỵ phát triển thành chuỗi nhà hàng với ba cơ sở ở Nongkhai, Udon và Chiang Mai. Đặc biệt, mỗi tuần nem nướng Việt đều có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan để phục vụ nhà vua và các hoàng thân.

Gia tài của mẹ là nghị lực sống

Nhà hàng Daeng phát đạt của gia đình bà Vỵ trên đất Thái. Ảnh: SGTT
Vợ chồng bà Vỵ sinh được 8 người con. Bà lấy tên người con gái đầu là Daeng – theo tiếng Thái là đỏ, may mắn, hạnh phúc kết hợp với phiên âm "nem nướng" theo tiếng Thái để đặt tên cho nhà hàng của mình.
Lớn lên không người thân, với bà Vỵ, con cái là báu vật của cuộc đời. Khi các con lớn khôn thì công việc kinh doanh của bà đã thành công nên hầu như các con không nhìn thấy hết được sự khó nhọc của cha mẹ. Bà tâm niệm: "Tình yêu thương của mẹ cha là bệ đỡ cho các con, nhưng sự thành công của các con là do nỗ lực mỗi người".
Hai ông bà buộc các con tự tìm cho mình hướng đi chứ không sống bám vào thành công của cha mẹ. Bà tự hào là đến nay các con đều lớn khôn và thành đạt, thành những cử nhân giáo dục, kỹ sư, có ba người con nối nghiệp bà điều hành chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang.
Sinh ra và lớn lên ở đất nước Thái Lan, nhưng các con bà Vỵ luôn được dạy hướng về nguồn cội. Những câu chuyện rời rạc về quê hương còn đọng lại trong tâm trí luôn được ông bà chắp nối thành những câu chuyện đẹp để các con khắc ghi ngay từ ấu thơ.
Ngày ông Tuân mất, tất cả các con đồng lòng đưa di hài cha về quê hương ở làng Hoà Viện, Thừa Thiên-Huế an táng. "Năm nào đại gia đình tôi cũng tổ chức về quê tảo mộ, vừa để thăm quê hương, cho con cháu thế hệ thứ hai, ba trong đại gia đình biết được cội nguồn, hiểu hơn về cuộc sống đồng bào mình và tìm cách giúp đỡ những gia đình nghèo khó ở đây", bà Vỵ chia sẻ.
Bà Vỵ cho biết năm vừa rồi, thông qua lãnh sự quán Việt Nam tại Đông Bắc Thái Lan, bà đã tặng mấy chục chiếc xe lăn cho người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam. Bà và gia đình sẽ tiếp tục các kế hoạch thiện nguyện của mình ở quê nhà.
Chuỗi nhà hàng Daeng Namnuang của bà Lương Thị Vỵ đã được báo chí Thái Lan vinh danh là nhà hàng thành công nhất của người Việt trên đất Thái. Công việc kinh doanh phát đạt là niềm tự hào của cuộc đời bà. Tuy nhiên, bà chỉ nhẹ nhàng chia sẻ: "Gia tài lớn nhất tôi để lại cho con cháu không phải là khối tài sản to lớn mà chính là cách tôi vượt qua những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc đời, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu dành cho mọi người xung quanh".
Theo SGTT


--
Image
 
 

Chiến khu Việt Bắc


Chien Khu Viet Bac Slideshow: Hoa’s trip to 4 cities including Hanoi was created with TripAdvisor TripWow!

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Kỷ niệm ngày cưới Hòa Thúy 1990


Hòa thúy 1990 Slideshow: Hoa’s trip to Cu Chi was created with TripAdvisor TripWow!

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Phương thuốc huyền diệu để khai thông tim mạch


Phương pháp đơn giản để khai thông các mạch máu tim
Thứ tư, 03/08/2011, 09:54 GMT+7
Trộn chung bốn thứ ở hình trên (Chanh, Gừng, Giấm, Tỏi), đem đun sôi trên lửa nhỏ độ nửa giờ. Khi dung dịch trên đặc lại còn 3 ly, lấy xuống và để nguội. Cho thêm 3 ly mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai.
Mỗi sáng sớm, uống một muỗng canh (15 ml) trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽn vì huyết khối. (Nếu cần, 3 tháng sau đi siêu âm kiểm tra lại).
Sau đây là thư của một nhân viên làm việc tại một công ty điện tử:
Chào các bạn,
Tôi đang làm việc tại Blore Software City...
Tôi xin chia sẻ với các bạn về một biến cố trong đời tôi, và tôi hy vọng nó sẽ làm các bạn thức tỉnh và thay đổi lối sống của mình để có thể sống trường thọ.
Vào chiều 27 tháng 10 vừa qua, tôi có triệu chứng đau tim nặng và được chở gấp vào bệnh viện.
Khi đến bệnh viện, các bác sĩ liền cho thử nghiệm tim bằng phương pháp angiogram để quan sát sự lưu thông của máu huyết trong các động mạch. Cuộc thử nghiệm này cho thấy có tới 94% động mạch chính của tôi đã bị nghẽn!
Bây giờ tôi muốn chia sẻ với các bạn về lối sống của tôi, một lối sống bừa bãi đã gây ra chứng nghẽn các động mạch của tim.
Bạn hãy nhìn lối sống của tôi và nếu có điểm nào giống của bạn, xin kịp thời thay đổi lối sống vì bạn đang có nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Đã 10 năm nay tôi KHÔNG hề tập thể dục, và cũng KHÔNG đi bộ 30 phút mỗi ngày trong nhiều năm qua.
Giờ giấc ăn uống của tôi như sau:
Ăn sáng/Không ăn sáng: 11 giờ trưa.
Ăn trưa: 3 giờ đến 4 giờ chiều.
Ăn tối: 11 giờ tối đến 12 giờ khuya.
Giờ ngủ của tôi rất bất thường:
- Lên giường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng.
- Thức dậy trong khoảng 9 giờ đến 10 giờ sáng.
- Nhiều đêm không ngủ được giờ nào.
Tôi quen ăn rất nhiều vì thời gian quá lâu giữa hai bữa ăn trưa và tối, và tôi thường ăn nhiều thịt chứ không thích ăn món chay. Tôi thường tìm những nhà hàng hoặc khách sạn nào có món ăn ngon để đến. Tôi chưa bao giờ để ý đến những món chay hay các thức ăn bổ dưỡng khác.
Thêm vào đó, tôi lại ghiền hút thuốc lá từ nhiều năm nay.
Cha tôi qua đời vì bệnh tim và các bác sĩ nói rằng bệnh tim thường hay di truyền.
Khi biết mạch máu tim tôi bị nghẽn, các bác sĩ thực hiện ngay một phương pháp thông tim gọi là angioplasty và đặt hai stent, nghĩa là họ cho một ống nhỏ vào động mạch của tim để khai thông chỗ bị nghẽn.
Về bệnh này, tôi nghe các bác sĩ nói rằng 60% bệnh nhân chết trước khi đến bệnh viện, 20% chết trong thời kỳ hồi phục sau khi chữa bệnh và chỉ có 20% bệnh nhân sống sót.
Trong trường hợp tôi, thật tôi đã quá may mắn được lọt vào số 20% bệnh nhân sau cùng.
Lời các bác sĩ khuyên chúng ta:
- Cần tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 45 phút.
- Ăn cho đúng giờ, giống như bạn đã ăn trong thời gian còn đi học.
- Ăn ít và ăn nhiều lần. Ăn nhiều loại rau quả và thức ăn nấu chín.
- Tránh các món chiên xào có nhiều dầu mỡ và các món ăn có nhiều chất béo. Ngoài các thức ăn chay, rau quả tươi, cá là thực phẩm tốt nhất.
- Ngủ 8 giờ mỗi ngày, thức dậy trước khi mặt trời lên.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Nhiều bệnh di truyền chúng ta không thể tránh khỏi, nhưng có thể phát hiện sớm để chữa trị nếu chúng ta đi bác sĩ để khám sức khỏe thường niên.
- Tìm cách giảm bớt căng thẳng - tập yoga, ngồi thiền...
Và tôi xin đề nghị các bạn đừng để sức khỏe rơi vào tình trạng nguy hiểm như tôi. Các bạn có thể lật ngược sức khỏe từ xấu thành tốt bằng cách thay đổi nếp sống và áp dụng những lời khuyên đơn giản nói trên.
- Thân xác không tim thì thân xác chết.
- Làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Suy gẫm về cái TÂM. Tâm của con người rất quan trọng vì nó nói lên nhân cách của người đó:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống đầy hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá…
Cho nên, ta không những đem cái TÂM của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
- Đặt trên chân để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với vợ chồng, con cái, anh em chị em, bạn hữu.